Ước muốn của bạn không phải là ước mơ của con
Bạn có phải là một trong những người đang làm công việc mà cha mẹ bạn mong muốn? Bạn có yêu thích nó và cảm thấy buồn khi mong muốn của mình không được thực hiện? Vậy có nên áp đặt tương lai của con vào trong ước muốn của cha mẹ hay không?
Vòng lặp vô tận
Hiện nay có rất nhiều cha mẹ nói rằng muốn con mình sau này trở thành người thế này, thế khác, làm ngành này, ngành kia nhưng tuyệt đối không nhắc đến mong muốn của con. Lý do vì đâu mà cha mẹ lại có suy nghĩ áp đặt như vậy?
Cha mẹ đã từng không thực hiện được ước mơ của mình
Có rất nhiều lý do khiến ước mơ của những người cha, người mẹ không thành hiện thực trong quá khứ. Đó có thể là do lý do khách quan hoặc chủ quan.
Lý do chủ quan là cha mẹ không có đủ năng lực để có thể thi vào trường học mình yêu thích, xin được công việc mình mong muốn. Lý do khách quan có thể do cha mẹ cũng bị bắt ép thi vào trường mà mình không yêu thích, làm ngành nghề mà người lớn chỉ định.
Chính vì thế cha mẹ thường hướng vào ngành mà họ từng yêu thích và nghĩ rằng con cái họ cũng như vậy. Cha mẹ thường tìm đủ mọi cách thuyết phục con kể cả khi con không thích.
Cha mẹ nghĩ rằng đây là một ngành nghề tốt .
Có thể cha mẹ bạn đã đạt được ước mơ và đang làm rất tốt với công việc đó. Nhưng có lẽ chính vì họ thấy công việc đó thật sự tốt, kiếm được nhiều tiền, có địa vị trong xã hội hoặc đơn giản là nếu con họ chọn theo đúng nghề bố mẹ đang làm thì xin việc sẽ dễ dàng hơn.
Hệ lụy nào khi con phải thực hiện ước muốn của cha mẹ?
Bạn cũng từng là những đứa trẻ có ước mơ của riêng mình, cũng từng bị cha mẹ phản đối một số những sở thích mà phụ huynh cho là không ra sao. Vậy hãy đặt mình vào vị trí của con cái trước khi bắt con thực hiện ước muốn của mình.
Tâm lý của tất cả những đứa trẻ: Không thích sự áp đặt. Sự áp đặt sẽ khiến trẻ cảm thấy bị áp lực. Dù đó là điều trẻ thích, khi bị áp đặt, mọi thích thú với điều đó cũng sẽ dần biến mất. Thay vào đó là cảm thấy mệt mỏi vì bị kỳ vọng quá nhiều.
Khi sở thích không được tôn trọng, sự áp đặt quá gay gắt, dần dần con cái và cha mẹ sẽ có những bất đồng. Tư tưởng chống đối được hình thành.
Có rất nhiều người nói rằng họ đã mất thời gian rất dài để có thể chấp nhận và thích nghi được với những gì cha mẹ lựa chọn cho họ. Hơn nữa, dù làm công việc không yêu thích nhưng họ vẫn nuôi hi vọng về ước mơ mình từng bị bỏ dở.
Chính điều đó lại càng hối thúc bản thân truyền ước mơ đó cho con cái sau này.
Đôi khi những điều cha mẹ muốn, con cái không có khả năng thực hiện do không có đủ năng lực ở ngành nghề đó. Điều này càng khiến trẻ bị áp lực.
Khi làm việc mình không yêu thích và không đủ khả năng, công việc cũng không được thuận lợi, khó thăng tiến trong công việc.
Cha mẹ, xin đừng mang ước muốn của mình bắt con cái phải thực hiện
Mỗi người đều có quyền được ước mơ và thực hiện ước mơ ấy.
Đó chính là động lực để con cái có thể cố gắng và tìm được niềm vui cho mình. Đừng bắt con trẻ phải nỗ lực cả cuộc đời chỉ để thực hiện ước mơ của người khác.
Việc để con đi theo ước mơ của mình là cần thiết. Hãy để trẻ tự do với sở thích của mình. Không hẳn là cha mẹ mặc kệ con loay hoay trên con đường thực hiện ước mơ mà cha mẹ cần phải giúp con định hướng một cách đúng đắn, nhưng chỉ định hướng khi cần thiết.
Cha mẹ hãy yên tâm rằng, trong thời hiện đại ngày này, bất cứ điểm mạnh nào dù nhỏ nhất cũng có thể phát triển thành một ngành nghề và người đó có thể thành công ở lĩnh vực đó:
Bé yêu toán học:
Ngoài có thể trở thành giáo viên còn có thể trở thành nhà nghiên cứu toán, làm các ngành liên quan đến tính toán, kinh doanh.
Bé yêu hội hóa: Có thể trở thành giảng viên, giáo viên, họa sĩ hoặc nhà thiết kế (thời trang, nội thất, website,...)
Bé có khả năng nói: Có thể trở thành những người truyền cảm hứng, dạy kỹ năng sống, phục vụ giao tiếp trong kinh doanh,...
Có thể con của bạn không giỏi toàn diện, nhưng hãy để bé phát huy khả năng của bản thân và trau dồi kỹ năng cần thiết.
Sự động viên của cha mẹ chính là điều vô cùng cần thiết giúp con có thể thực hiện được ước mơ của mình. Chỉ cần có cha mẹ ủng hộ, bạn có thể tin rằng con cái sẽ mang tự hào về cho gia đình.Vòng lặp vô tận
Hiện nay có rất nhiều cha mẹ nói rằng muốn con mình sau này trở thành người thế này, thế khác, làm ngành này, ngành kia nhưng tuyệt đối không nhắc đến mong muốn của con. Lý do vì đâu mà cha mẹ lại có suy nghĩ áp đặt như vậy?
Cha mẹ đã từng không thực hiện được ước mơ của mình
Có rất nhiều lý do khiến ước mơ của những người cha, người mẹ không thành hiện thực trong quá khứ. Đó có thể là do lý do khách quan hoặc chủ quan.
Lý do chủ quan là cha mẹ không có đủ năng lực để có thể thi vào trường học mình yêu thích, xin được công việc mình mong muốn. Lý do khách quan có thể do cha mẹ cũng bị bắt ép thi vào trường mà mình không yêu thích, làm ngành nghề mà người lớn chỉ định.
Chính vì thế cha mẹ thường hướng vào ngành mà họ từng yêu thích và nghĩ rằng con cái họ cũng như vậy. Cha mẹ thường tìm đủ mọi cách thuyết phục con kể cả khi con không thích.
Cha mẹ nghĩ rằng đây là một ngành nghề tốt
Có thể cha mẹ bạn đã đạt được ước mơ và đang làm rất tốt với công việc đó. Nhưng có lẽ chính vì họ thấy công việc đó thật sự tốt, kiếm được nhiều tiền, có địa vị trong xã hội hoặc đơn giản là nếu con họ chọn theo đúng nghề bố mẹ đang làm thì xin việc sẽ dễ dàng hơn.
Hệ lụy nào khi con phải thực hiện ước muốn của cha mẹ?
Bạn cũng từng là những đứa trẻ có ước mơ của riêng mình, cũng từng bị cha mẹ phản đối một số những sở thích mà phụ huynh cho là không ra sao. Vậy hãy đặt mình vào vị trí của con cái trước khi bắt con thực hiện ước muốn của mình.
Tâm lý của tất cả những đứa trẻ: Không thích sự áp đặt. Sự áp đặt sẽ khiến trẻ cảm thấy bị áp lực. Dù đó là điều trẻ thích, khi bị áp đặt, mọi thích thú với điều đó cũng sẽ dần biến mất. Thay vào đó là cảm thấy mệt mỏi vì bị kỳ vọng quá nhiều.
Khi sở thích không được tôn trọng, sự áp đặt quá gay gắt, dần dần con cái và cha mẹ sẽ có những bất đồng. Tư tưởng chống đối được hình thành.
Có rất nhiều người nói rằng họ đã mất thời gian rất dài để có thể chấp nhận và thích nghi được với những gì cha mẹ lựa chọn cho họ. Hơn nữa, dù làm công việc không yêu thích nhưng họ vẫn nuôi hi vọng về ước mơ mình từng bị bỏ dở. Chính điều đó lại càng hối thúc bản thân truyền ước mơ đó cho con cái sau này.
Đôi khi những điều cha mẹ muốn, con cái không có khả năng thực hiện do không có đủ năng lực ở ngành nghề đó. Điều này càng khiến trẻ bị áp lực. Khi làm việc mình không yêu thích và không đủ khả năng, công việc cũng không được thuận lợi, khó thăng tiến trong công việc.
Cha mẹ, xin đừng mang ước muốn của mình bắt con cái phải thực hiện
Mỗi người đều có quyền được ước mơ và thực hiện ước mơ ấy.
Đó chính là động lực để con cái có thể cố gắng và tìm được niềm vui cho mình. Đừng bắt con trẻ phải nỗ lực cả cuộc đời chỉ để thực hiện ước mơ của người khác.
Việc để con đi theo ước mơ của mình là cần thiết. Hãy để trẻ tự do với sở thích của mình. Không hẳn là cha mẹ mặc kệ con loay hoay trên con đường thực hiện ước mơ mà cha mẹ cần phải giúp con định hướng một cách đúng đắn, nhưng chỉ định hướng khi cần thiết.
Cha mẹ hãy yên tâm rằng, trong thời hiện đại ngày này, bất cứ điểm mạnh nào dù nhỏ nhất cũng có thể phát triển thành một ngành nghề và người đó có thể thành công ở lĩnh vực đó:
Bé yêu toán học: Ngoài có thể trở thành giáo viên còn có thể trở thành nhà nghiên cứu toán, làm các ngành liên quan đến tính toán, kinh doanh.
Bé yêu hội hóa: Có thể trở thành giảng viên, giáo viên, họa sĩ hoặc nhà thiết kế (thời trang, nội thất, website,...)
Bé có khả năng nói: Có thể trở thành những người truyền cảm hứng, dạy kỹ năng sống, phục vụ giao tiếp trong kinh doanh,...
Có thể con của bạn không giỏi toàn diện, nhưng hãy để bé phát huy khả năng của bản thân và trau dồi kỹ năng cần thiết.
Sự động viên của cha mẹ chính là điều vô cùng cần thiết giúp con có thể thực hiện được ước mơ của mình. Chỉ cần có cha mẹ ủng hộ, bạn có thể tin rằng con cái sẽ mang tự hào về cho gia đình.
Nguồn: https://www.growgreen.edu.vn/blog/uoc-muon-cua-ban-khong-la-uoc-mo-cua-con