II. Quá trình phát triển môn bóng chuyền:
1. Quá trình phát triển luật:
Luật chơi đầu tiên được ban hành vào năm 1897 ở Mỹ bao gồm:
- Đánh dấu sân.
- Kích thước sân bãi 25 foot x 50 foot (7,5m x 15,1m).
- Trang phục.
- Kích thước lưới 2 x 27 foot (1,5m x 7,5m); chiều cao lưới 6,5 foot (198 cm).
- Bóng bằng da hay chất tương tự, ruột bóng bằng cao su chu vi 63,5 cm đến 68,5 cm; trọng lượng 340 gam.
- Phát bóng: Đấu thủ phát bóng phải đứng một chân trên đường biên ngang và đánh bóng bằng tay, lần đầu phạm lỗi thì được phát lại.
- Tính điểm: Đối phương không đỡ được thì bên phát bóng được 1 điểm (chỉ bên phát mới được điểm). Nếu sau khi phát mà bên phát phạm lỗi thì đổi phát bóng.
- Trong thời gian đấu (trừ phát) bóng chạm lưới coi như phạm luật.
- Nếu bóng rơi vào vạch giới hạn là phạm luật.
- Không hạn chế số lượng đấu thủ.
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Volleyball
Dần dần theo thời gian luật thi đấu cũng được thay đổi và hoàn thiện hơn:
_ Năm, 1900 hiệp đấu kết thúc khi một trong hai đội đạt 21 điểm; Chiều cao lưới 7,5 foot (213cm), chiều rộng lưới 3 foot (91cm).
- Năm 1912 kích thước sân 35 foot x 60 foot (10,6m x 18.2m), chiều cao lưới 7,5 foot (228cm), chiều rộng lưới 3 foot (91cm).
- Năm 1917 chiều cao lưới 8 foot (243cm), hiệp đấu 15 điểm.
- Năm 1918 đội hìng trên sân giới hạn 6 người.
- Năm 1921 có vạch giữa sân.
- 1922 quy định mỗi đội chạm bóng 3 lần.
- 1923 kích thước sân 30 foot x 69 foot (9,1m x 18,2m).
- Khi đến 14 – 14 đội thắng phải cách biệt 2 điểm.
Giai đoạn 1934 – 1936 trên cơ sở luật của nước Mỹ được bổ sung như sau:
- Chuyển sang hệ đo bằng mét.
- Cho phép chạm bóng từ thắt lưng trở lên.
- Đấu thủ chắn bóng đã chạm bóng thì không được chạm bóng tiếp khi đấu thủ khác chưa chạm bóng.
- Chiều cao của lưới nữ 224cm.
- Quy định khu phát bóng.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945) là giai đoạn phát triển và hoàn thiện luật bóng chuyền ở mức tương đối hiện đại:
- Sau năm 1949, mỗi hiệp cho phép mỗi đội được 3 lần tạm dừng, cho phép chắn bóng tập thể.
- 1951, xác định vạch hạn chế tấn công, cho phép đổi vị trí đấu thủ khi phát bóng.
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Volleyball
- Năm 1952, bỏ lần tạm dừng lần thứ 3.
- 1957, do có nhiều lần tạm dừng trong trận đấu, bóng chuyền mất đi sự hấp dẫn nên đã quyết định số lần thay người từ 12 xuống còn 4 lần, rút ngắn thời gian thay người và tạm dừng từ 60 giây còn 30 giây, cấm làm hàng rào khi đồng đội phát bóng.
- 1961, tăng số lần thay người từ 4 lần lên 6 lần, đồng thời bỏ qua thời gian dành cho thay người.
- 1965, cho phép qua tay trên lưới khi chắn bóng và cầu thủ chắn bóng được phép chạm bóng thêm 1 lần.
Luật bóng chuyền từ năm 1999 đã thay đổi rất nhiều về hình thức thi đấu như:
- Mở rộng khu phát bóng (đấu thủ đứng phát bóng bất kỳ chổ nào sau biên ngang trong khu quy định).
- Kéo dài thời gian phát bóng từ 5 giây đến 8 giây.
- Mỗi hiệp đấu là 25 điểm và đội thắng ở hiệp đó là đội phải hơn đội kia ít nhất là 2 điểm. Nếu số điểm là 24 – 24 thì phải đấu đến khi nào có đội hơn 2 điểm trước mới kết thúc (không có điểm giới hạn).
- Hiệp quyết thắng thi đấu 15 điểm, đội thắng ở hiệp đó là đội phải hơn đội kia ít nhất là 2 điểm. Nếu số điểm là 14 – 14 thì phải đấu đến khi nào có đội hơn 2 điểm trước mới kết thúc (không có điểm giới hạn).
- Số lần hội ý ở các hiệp bình thường có hai lần hội ý kỹ thuật ở tỷ số 8 và 16, đồng thời được phép xin hai lần hội ý chiến thuật mỗi lần 30 giây. Riêng hiệp quyết thắng không có hội ý kỹ thuật mà chỉ có hai lần xin hội ý chiến thuật, mỗi lần 30 giây.
- Xuất hiện đấu thủ Libero.
- Sư dụng bóng khác màu khi thi đấu.
- Quy định về trang phục.
- Hạn chế bắt lỗi dính bóng, lổi phòng thủ
- Phát bóng chạm lưới sang sân đối phương coi như bóng tốt.
2- Quá trình phát triển kỹ – chiến thuật bóng chuyền:
Kỹ – chiến thuật bóng chuyền cũng phát triển và thay đổi theo luật thi đấu. Ban đầu do bóng chuyền chỉ là một trò chơi giải trí, số người chơi, số lần đánh bóng bao nhiêu cũng được nên việc dành điểm là điều không dễ dàng. Sau đó để gây khó khăn cho đối phương dần dần xuất hiện kỹ thuật đập bóng qua lưới.
Qua quá trình chơi và thi đấu, người ta thấy rằng việc đánh bóng sang sân đối phương ngay từ lần chạm bóng đầu tiên không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Để thắng điểm cần đánh bóng qua lưới khi bóng ở phần trước sân, gần lưới. Các đấu thủ bắt đầu áp dụng một vài lần chạm bóng trước khi đánh bóng sang sân đối phương. Chính vì vậy trong tập luyện và thi đấu bắt đầu xuất hiện các hành động mang tính tập thể. Luật hạn chế số lần chạm bóng đã kích thích việc phát triển kỹ thuật và lần chạm bóng thứ ba đã trở thành quả đập bóng tấn công.
Ban đầu chiến thuật thi đấu chủ yếu là phân bố đều đấu thủ trên sân và đánh bóng sang sân đối phương.
Năm 1921 – 1928, luật thi đấu được xác định rõ hơn, do vậy các động tác kỹ thuật như: phát bóng, chuyền bóng, đập bóng, chắn bóng được hình thành. Các nguyên tắc chiến thuật thi đấu xuất hiện. Trước hết tập trung vào việc tổ chức các hành động của một nhóm đấu thủ và việc các đấu thủ đó áp dụng các động tác kỹ thuật riêng lẻ .
Kỹ thuật phát bóng trước đây chỉ mang tính chất đưa bóng vào cuộc , sau đó người ta bắt đầu sử dụng phát bóng như là phương tiện tấn công. Xuất hiện phát bóng cao tay trước mặt, cao tay nghiêng mình, nhảy phát bóng… mang tính uy lực cao. Chiến thuật thi đấu bắt đầu được hợp nhất và sự cần thiết phải chuyên môn hóa các đấu thủ là điều tất yếu.
Giai đoạn 1929 – 1939, chiến thuật tiếp tục phát triển, xuất hiện chắn bóng tập thể chống lại chắn bóng của đối phương. Chính vì vậy các phương pháp đập bóng cũng được phát triển. Các đấu thủ bắt đầu sử dụng các quả đập mạnh và nhảy đập, đồng thời xuất hiện kỹ thuật yểm hộ cầu thủ chắn bóng. Nhiệm vụ này thường giao cho ở vị trí số 6. Thời kỳ này cũng xuất hiện đập bóng “móc câu”. Bóng chuyền ngày càng trở thành môn thể thao tập thể, điều đó thể hiện trong việc xếp vị trí đấu thủ trong sân trong tổ chức tấn công và phòng thủ.
Năm 1934, trong Hội nghị đại biểu Liên đoàn bóng chuyền các quốc gia tổ chức tại Stockhom (Thuỵ Điển) đã quyết định thành lập Uỷ ban kỹ thuật. Đề nghị này được thông qua tại Thế vận hội là thứ XI ở Berlin năm 1936 . Chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban kỹ thuật là chủ tịch Liên đoàn bóng chuyền Ba Lan lúc bấy giờ.
Tham gia Uỷ ban có 13 nước Châu Au , 5 nước Châu Mỹ, 4 nước Châu Á. Trong thời gian này Uỷ ban còn thảo luận việc đưa môn bóng chuyền vào chương trình thế vận hội Olympic năm 1940.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, theo sáng kiến của Pháp, Tiệp Khắc, Ba Lan đã thành lập Uỷ ban kỹ thuật mới. Theo quyết định của Uỷ ban này, tháng tư 1947 tại Pari đã tổ chức Đại hội đại biểu bóng chuyền lần thứ I. Đại hội có 14 nước tham gia đã thông qua quyết định thành lập Liên đoàn bóng chuyền thế giới (FIVB). Đây là biểu hiện sự chấp nhận bóng chuyền như một môn thể thao và vị trí bóng chuyền trên thế giới được nâng cao.
Năm 1948, lần đầu tiên trong lịch sử bóng chuyền tại Rom (Italia) đã tổ chức giải vô địch Châu Au các đội nam, các 6 nước tham gia và Tiệp Khắc giành chức vô địch.
Cùng với sự hoàn thiện luật thi đấu, kỹ – chiến thuật bóng chuyền cũng luôn phát triển. Xuất hiện đập bóng dãn biên, đập bóng với quả chuyền thấp, đập trên tay chắn. Trong tấn công còn phát triển cả phương pháp đập bóng từ chuyền bước một và từ quả chuyền bước hai cho hàng sau đan lên.
Do phát bóng có tính công kích lớn nên để giảm ưu thế tấn công so với phòng thủ, phần lớn các đấu thủ đều chuyển sang đỡ bóng bằng đệm bóng cả hai tay. Việc này làm giảm đáng kể lỗi kỹ thuật trong đỡ phát bóng. Do có việc đỡ phát bóng bằng đệm bóng nên việc tổ chức tấn công ngay từ quả chuyền bước một rất ít khi sử dụng. Do có sửa đổi luật chắn bóng (năm 1965) nên chắn bóng trở thành một phương tiện phòng thủ tích cực.
Tháng 10 – 1949, tại Praha (Tiệp Khắc cũ) đã tổ chức giải bóng chuyền nam Thế giới và vô địch bóng chuyền nữ Châu Au lần đầu tiên. Vô địch Châu Au và Thế giới là đội tuyển Liên Xô (cũ).
Năm 1952 tại Matxcơva tổ chức giải vô địch Thế giới lần thứ II và đội tuyển Liên Xô (cũ) giành chức vô địch. Đây cũng là lần đầu tiên có đại diện các nước Châu Á tham gia (An Độ).
Năm 1956 tại giải vô địch Thế giới ở Paris có ba đội Châu Á tham gia là An Độ, Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và lần đầu tiên xuất hiện các đội bóng chuyền Châu Mỹ (Mỹ, Braxin, Cuba). Đây là giải có số lượng đội tham gia đông nhất: 17 đội nữ và 24 đội nam.
Giải vô địch thế giới năm 1960 tổ chức tại Braxin, đội nam nước chủ nhà giành chức vô địch, đội nữ Liên Xô (cũ) đoạt chức vô địch lần thứ 3 liên tiếp.
Năm 1963, nhiều cuộc thi đấu quốc tế được tổ chức để chuẩn bị cho thế vận hội Olympic 1964 tại Tokyo (Nhật Bản). Thời kỳ này một số đội đã bắt đầu chơi và xếp đội hình thi đấu theo sơ đồ chiến thuật tấn công 5 – 1.
Bóng chuyền được chính thức đưa vào chương trình thi đấu của thế vận hội Olympic năm 1964 tại Tokyo (Nhật Bản), đội nữ bóng chuyền Nhật Bản và đội nam bóng chuyền Liên Xô (cũ) giành chức vô địch. Tại giải này cho thấy sự trưởng thành rõ rệt của nhiều đội bóng.
Từ năm 1965 trở lại đây liên tiếp các giải bóng chuyền thế giới, khu vực, châu lục,các lứa tuổi được tổ chức, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện và đỉnh cao nghệ thuật của môn bóng chuyền.
Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Liên đoàn Bóng chuyền thế giới (FIVB) đã tiến hành các giải chính thức sau:
- Giải bóng chuyền trong chương trình thế vận hội Olympic, 4 năm một lần (1976 – 1980 – 1984 – 1988 – 1992 – 1996…).
- Vô địch thế giới, 4 năm một lần (1978 – 1982 – 1986 – 1990 – 1994 – 1998…).
- Cúp thế giới, 4 năm một lần (1981 – 1985 – 1989 – 1993 – 1997…).
- Vô địch Châu Au, 2 năm một lần (1981 – 1983 – 1985 – 1987 – 1989 – 1991 – 1993 – 1995 – 1997 – 1999…).
- Vô địch trẻ Châu Au (19 tuổi), 2 năm một lần (1980 – 1982 – 1984 – 1986 – 1988 – 1990 – 1992 – 1994 – 2996…).
- Cúp các đội đoạt cúp Châu Au hàng năm dành cho các đội Câu lạc bộ.
Tại các khu vực và châu lục khác, hàng năm cũng diễn ra các giải vô địch với quy mô rộng lớn và có chất lượng chuyên môn cao.