Chương Hai:Phân Tích Các Kỹ Thuật Bóng Chuyền
1/Phân Tích Kỹ Thuật Và Các Bài Tập Huấn Luyện Tư Thế Đứng Và Di Động:
I/Tư Thế Đứng Và Di Động:
Để thực hiện các kỹ thuật, các họat động chiến thuật trong tấn công và phòng thủ. Người vận động viên bóng chuyền phải thực hiện các tư thế đứng và di động khác nhau.
Do vậy trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền, tư thế đứng và di dộng là biện pháp cơ bản, là cơ sở bước đấu để thực hiện các nhiệm vụ vận động.các tư thế đứng và di động phụ thuộc trực tiếp vào hàon cảnh thi đấu và kỹ thuật mà người vận động viên phải thực hiện.Hiện nay trong bóng chuyền các tư thế đứng được phàn làm hai lọai:
Tư thế chuẩn bị và tư thế đánh bóng .
1)tư thế chuẩn bị:
Là tư thế đứng của vận động viên bóng chuyền trong quá trình tập luyện và thi đấu , là tư thế khởi đầu của các tư thế cơ bản.
Tư thế chuẩn bị được thực hiện như sau: từ tư thế đứng thẳng hai chân mở rộng bằng vai, hai bàn chân gần như song song với nhau, một chân đưa chân về phía trước ,chân sau đứng trên mũi bàn chân, đầu gối gập(góc độ từ 120-1400 ).Sức nặng của tòan thân được chuyển lên chân trước ,thân người hơi gập hai tay co tự nhiênở kớhp khuỷu, khuỷu tay gần ngang hông cẳng tay giữ tự nhiên, gần như song song với đùi, tay và ngón tay duỗi thẳng, ở tư thế chuẩn bị người vận động viên có thể chuyển động hai chân nhẹ nhàng tại chỗ, giữ tư thế thấn người thỏai mái tự nhiên.
2)Tư Thế Đánh Bóng:
Trong bóng chuyền mỗi kỹ thuật đều được bắt từ một tư thế khác nhau được gọi là tư thế đánh bóng(tư thế thực hiện kỹ thuật). Tư thế đánh bóng được hình thành từ yêu cầu củacấu trúc động tác của kỹ thuật, của họat động kỹ thuật và trong tập luyện và thi đấu. Do vậy, mỗi kỹ thuật khác nhau, có tư thế đánh bóng khác nhau.
Tư thế đánh bóng có thể được hình thành trong di động, sau di động hoặc chuyển trực tiếp từ thế chuẩn bị sang tư thế đánh bóng.
Tư thế đánh bóng được chia làm 3 lọai:
Tư thế cao, tư thế trung bình và tư thế thấp.
Bước:
Trong kỹ thuật bóng chuyền bao gồm bứơc thường,bước lướt, bước nhảy, bứơc chéo, bứơc xọac.
Bước thường: phương pháp di chuyển bằng bước thường, được sử dụng với những đựơng bóng bay đến với tốc độ chậm,khỏang cách gấn.khi thực hiện di động bằng bước thường, tư thế thân người cao, quá trình di động đồng thời là quá trình chuẩn bị để kết thúc bứơc cuối cùng vận động viên ở tư thế đánh bóng.
Bứơc lướt: được sử dụng nhiều trong bóng chuyền và là hình thức di chuyển chủ yếu trên các đọan ngắn về trước, về sau và hai bên. Kỹ thuật di động bằng bứơc lướt là di chuyển 1 chân về hứơng cần di động chân sau theo đà lướt theo chân trước, ngay sau khi chân trứơc chạm đất. Tư thế thân người không đổi, do vậy kết thúc động tác vận động viên ở tư thế nhu ở trước khi vận động.
photo by: https://www.dimensions.com/element
Bứơc nhảy:là phương pháp di chuyển được sử dụng khi khỏang cách giữa người và bóng không xa,nhưng do tình huống bất ngờ không kịp sử dụng hình thức di động khác,thì dùng bước nhảy. Bứơc nhảy được thực hiện như sau: từ tư thế chuẩn bị chân trứơc co, nâng cao đùi bứơc về trứơc đồng thời chân s au duỗi mạnh các khớp cổ chân , gối tạo lực đẩy thân người về hứơng di động. Khi ở trên không chân trước duỗi mạnh vươn dài về hướng di động .Khi ở trên không chân trứơc duỗi mạnh vươn dài về hướng di động động tác đánh bóng thực hiện trên không.Khi tiếp đất, chân trứơc chạm đất bằng gót bàn chân,chân sau chạm đất bằng mũi bàn chân, sau khi chạm đất, vận động viên ở tư thế chuẩn bị.
Photo: pexel
Bứơc chéo: là phương pháp di động trên các đoan ngắn, khi muốn thực hiện bứơc chéo sang pảhi vận động viên từ tư thế chuẩn bị đưa chân trái bứơc chéo sang phải, (khi chân trái vừa chạm đất)vận động viên về tư thế chuẩn bị.
Bước xoạc:là phương pháp di động để đở những đường bóng ở gần,nhưng không thể di động đến bóng bằng bước thường, bước lướt, bước chéo được, vì đường bóng bay đến ở tầm thấp. Khi thực hiện, chân bước theo hướng cần di động, khi chân chạm đất đấu gối gập, chuyển trọng tâm thân thể lên chân vừa bước, chân sau duỗi thẳng tự nhiên. Bước xoac được sử dụng chủ yếu khi đở bóng ở phía trứơc và hai bên.
photo by: https://www.dimensions.com/element
C. nhảy:
Trong bóng chuyền các động tác bật nhảy được sử dụng rộng rãi trong các họat động tấn công và phòng thủ,bật nhảy được thực hiên bằng hai chân và một chân tại chỗ và có đà.
D. Ngã: lăn ngã trong bóng chuyền không chỉ là phương pháp di động và đỡ bóng, mà còn là biện pháp bảo vệ thân thể, đề phòng chấn thương.
Lăn ngã trong bóng chuyền được thực hiện về phía trước, phía sau và hai bên. Bao gồm các động tác : cá nhảy, lộn xuối, lăn ngã, ngã ngữa,… Các động tác lăn ngã trong bóng chuyền thường được sử dụng trong đỡ chuyền một, trong phòng thủ, trong yểm hộ, tấn công và phòng thủ, trong chuyền bóng.
Nguồn: TS Bùi Huy Châm